Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC)
Những thuốc thuộc nhóm này có tác dụng làm giảm những cơn đau nhẹ như đau đầu, sốt, cảm, cúm, viêm khớp, đau răng và đau bụng kinh...
Về cơ bản, có 2 nhóm thuốc giảm đau không kê đơn: Acetaminophen và thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID).
- Acetaminophen là thành phần có hoạt tính của hơn 600 loại thuốc kê đơn và không kê đơn, bao gồm thuốc giảm đau, thuốc ho và thuốc cảm.
- NSAID là những thuốc thông dụng dùng để hạ sốt và giảm đau mức độ nhẹ. Nhóm này bao gồm aspirin, naproxen, ibuprofen, và rất nhiều thuốc khác được dùng điều trị cảm lạnh, viêm xoang, và dị ứng.
Thuốc giảm đau kê đơn
Những thuốc giảm đau kê đơn tiêu biểu bao gồm các thuốc opioid và các thuốc không opioid.
Là dẫn xuất opium , các thuốc opioid có tác dụng rất mạnh và có thể làm thay đổi cảm giác đau.
Các loại thuốc giảm đau opioid kê đơn bao gồm:
- Morphine, thường được sử dụng trước và sau khi phẫu thuật.
- Oxycodone, thường được dùng để giảm đau mức độ vừa đến nặng.
- Codeine, thường được phối hợp với acetaminophen hay những thuốc giảm đau không opioid khác và thường được kê đơn trong trường hợp đau nhẹ đến vừa.
- Hydrocodone, thường được phối hợp với acetaminophen hay những thuốc giảm đau không opioid khác và thường được kê đơn trong trường hợp đau vừa đến nặng vừa.
Các thuốc giảm đau không opioid bao gồm ibuprofen và diclofenac, dùng để giảm đau mức độ vừa.
Nguyên tắc sử dụng thuốc chống viêm không steroid- NSAIDs
Chọn thuốc
Thuốc giảm đau chỉ điều trị triệu chứng, thuốc có thể che lấp các dấu hiệu của bệnh trong khi bệnh vẫn tiến triển nên phải hết sức cân nhắc khi sử dụng thuốc giảm đau. Khi lựa chọn thuốc cần chú ý đến cường độ và bản chất của đau. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên uống thuốc theo bậc thang giảm đau:
- Bậc 1 (đau nhẹ): dùng thuốc giảm đau không phải opioid như paracetamol, thuốc chống viêm không phải steroid.
- Bậc 2 (đau vừa): phối hợp thuốc loại opioid yếu (codein, oxycodon) với paracetamol, thuốc viêm không steroid hoặc thuốc giảm đau hỗ trợ.
- Bậc 3 (đau nặng): dùng thuốc giảm đau loại opioid mạnh: morphin, hydromorphon, methadon... phối hợp với thuốc chống viêm không steroid.
Nên bắt đầu bằng loại thuốc có ít tác dụng không mong muốn nhất. Lý do lựa chọn thuốc trong nhóm dựa trên tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân. Cần thận trọng ở các cụ có nguy cơ: tiền sử dạ dày, tim mạch, dị ứng, suy gan, suy thận… và chỉ định thuốc dựa trên sự cân nhắc giữa lợi và hại khi dùng thuốc.
Đường dùng thuốc
- Thông thường nên dùng đường uống do thuốc được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa
- Đường tiêm tĩnh mạch: trong các cơn đau nặng, cấp tính hoặc sau phẫu thuật lớn... phải dùng ngay các thuốc giảm đau mạnh loại opioid qua đường tiêm để tránh sốc và ảnh hưởng xấu của đau đến tiến triển của bệnh .
- Đường tiêm bắp không dùng quá 3 ngày.
Mỗi thuốc có dạng bào chế riêng, do đó đa số các thuốc uống khi no song một số thuốc có thời gian uống theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Ví dụ Voltaren SR: uống sau ăn 1h, chứ không uống lúc no như các loại diclofenac khác.
Liều và thời gian sử dụng
- Nên khởi đầu bằng liều thấp nhất, không vượt liều tối đa và duy trì liều tối thiểu có hiệu quả. Dùng thuốc trong thời gian ngắn nhất có thể.
Lưu ý
- Phải theo dõi các tai biến dạ dày, gan, thận, máu, dị ứng...
- Không sử dụng đồng thời hai hoặc nhiều thuốc chống viêm không steroid, vì kết hợp các thuốc trong nhóm không tăng hiệu quả mà gây tăng tác dụng không mong muốn.
- Cần kết hợp với thuốc giảm đau (nhóm paracetamol) và cố gắng điều trị nguyên nhân gây bệnh (điều trị đặc hiệu, điều trị cơ bản bệnh, kết hợp nhóm DMARDs- Disease-modifying antirheumatic drugs đối với một số bệnh khớp tự miễn).
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
http://magazine.canhgiacduoc.org.vn
/