Trong chăm sóc người bị ung thư nói chung thì hai vấn đề quan trọng được nhấn mạnh là về tinh thần và thể chất. Trong việc việc chăm sóc về thể chất thì ngoài thuốc còn cần chú ý tới vấn đề dinh dưỡng, mà chủ yếu là thông qua nguồn thức ăn để bồi dưỡng cho cơ thể.
Khi mắc bệnh ung thư, khối ung thư và biện pháp điều trị gây nên những sự khác thường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Phần nhiều những người bị ung thư, vì bênh tật và các tác dụng phụ của các biện pháp điều trị đã làm họ khó ăn uống đủ thức ăn, vì vậy cơ thể không đầy đủ dinh dưỡng. Hơn nữa, các tế bào ung thư lại gây tiêu hao rất nhiều dinh dưỡng, khối u tăng cường việc hút các chất dinh dưỡng, khiến dinh dưỡng đã thiếu lại càng thiếu hơn. Trong vấn đề dinh dưỡng thì việc ăn uống của người bệnh là vô cùng quan trọng, cách khắc phục mọi khó khăn để giúp người bệnh có thêm nhiều dưỡng chất là điều cần thiết.
Với bệnh ung thư, dù điều trị theo cách nào cũng đòi hỏi người bệnh phải có thể chất tốt để chịu được những phản ứng phụ do phương pháp điều trị gây ra. Thời cơ thích hợp nhất để duy trì tình trạng dinh dưỡng thích đáng là phải bồi dưỡng ăn uống ngay từ khi bắt tay vào điều trị sau khi đã xác định được đúng bệnh, không nên đợi đến khi sút cân mới bắt đầu bồi dưỡng. Để phát hiện người bệnh bị thiếu dinh dưỡng cách tốt nhất là thường xuyên theo dõi trọng lượng cơ thể. Nếu trọng lượng nhẹ hơn trước, chứng tỏ trạng thái dinh dưỡng đang bị hạ thấp.
Nhìn chung, người bị ung thư nên điều chỉnh ăn uống theo nguyên tắc kiên trì việc đa dạng hóa và cân bằng thức ăn lựa chọn các loại chất ít béo, dễ tiêu hóa, chưa qua tinh chế. Để đạt được cân bằng dinh dưỡng tốt nhất nên ăn thịt gà, các loại thức ăn chế biến từ sữa, trứng và mỗi ngày nên uống 1 – 2 cốc sữa. Các loại thức ăn thực vật như ngũ cố được ưu tiên trong thời kỳ điều trị bằng hóa chất và phóng xạ, khi cảm thấy buồn nôn, nôn mửa… Trong thời kỳ này có một số nguyên tắc chung về điều dưỡng ăn uống như sau:
- Nên ăn thành nhiều bữa trong ngày với số lượng ít.
- Nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, có nhiều albumin, ít chất béo, ít mặn.
- Trong mỗi bữa ăn nên có rau, nưởcau ép, nước ép hoa quả nhiều vitamin.
- Tránh ăn các thức ăn khô, cứng.
- Không uống rượu.
Đối với người bệnh ung thư đại tràng do không muốn ăn nên không có đủ dinh dưỡng, cơ thể suy yếu, việc chọn lựa thức ăn lại càng cần đặc biệt chú ý, thức ăn phải được coi trọng như việc dùng thuốc thậm chí còn phải được quan tâm và chú ý hơn. Lựa chọn thức ăn hợp lý là một cách bồi bổ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Muốn duy trì cân bằng dinh dưỡng thường xuyên thì phải thông qua việc lựa chọn và kết hợp điều phối nhiều loại thức ăn, chứa nhiều calo, albumin và giàu vitamin như các loịa cá, thịt nạc, sữa, nấm… và từ các loại rau xanh. Thức ăn nhiều albumin sẽ cung cấp cho người bệnh nhiều axit amin. Các loại axit amin có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, vì vậy cần ăn nhiều thức ăn chứa nhiều albumin như thịt nạc, trứng, các loại đậu đỗ, các chế phẩm từ sữa.
Người bệnh bị ung thư đại tràng không nên ăn thức ăn quá mặn, quá cứng, không nên ăn quá nhanh, nên ăn đúng giờ, đúng lượng, lựa chon các loại thức ăn dễ tiêu.Thức ăn cũng cần phải chú ý tới vấn đề an toàn thực phẩm, tránh các loại thực phẩm chế biến theo cách uớp muối như dưa chua, cá om muối, không ăn thịt, cá hun khói, thực phẩm nướng rán nhiều dầu mỡ, không hút thuốc không ăn cay. Còn phải căn cứ vào tưng bệnh chứng để chọn lựa thức ăn phù hợp:
- Bệnh nhân ung thư đại trạng bị đầy, trướng bụng và đau đớn, ăn không tiêu thì cần chọn loại thức ăn để tiêu hóa như canh chua, nước cam, nước gừng, mì sợi, cháo gạo…
- Bệnh nhân buồn nôn, nôn mửa, không muốn ăn nên lựa chon những loại thực phẩm thanh đạm như bột ngó sen, bột ngũ cốc…; tránh các loại thức ăn chứa nhiều mỡ.
- Ung thư đại tràng sau phẫu thuật làm hư tổn khí huyết, toàn thân mất sức lực, chân tay uể oải, khó cử động, không muốn ăn uống… thì nên chọn loại thức ăn có tác dụng ích khí dưỡng huyết như canh lá diêc, canh thịt gà, thịt chim, trà nhân sâm, long nhãn, mộc nhĩ…
- Trong thời kỳ điều trị bằng hóa chất rất dễ bị choáng đầu, hoa mắt, toàn thân mệt mỏi không có sức lực, buồn nôn, nôn mửa… nên cho người bệnh uống sữa, trứng gà, cà chua, trà sâm…
- Bệnh nhân ung thư đại tràng thời kỳ muộn, toàn thân suy nhược, ăn uống khó khăn, vì vậy cần lấy việc phù chính là chủ yếu, tăng cường dinh dưỡng, nên dùng sâm hãm với nước để trợ giúp tăng cường chức năng của các tạng phủ.
Vi Hằng – Daitrang
|