Hội thảo đón nhận sự ủng hộ của các nhà khoa học trong nước và quốc tế
Tại hội thảo “Dinh dưỡng đậu nành và sức khỏe nam giới” vừa diễn ra tại TP.HCM với tham gia của các nhà khoa học tại Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản, TS. Chisato Nagata cũng trình bày những nghiên cứu chuyên sâu và trên diện rộng trong giai đoạn 2012-2014 với sự tham gia của 1.600 nam giới Nhật Bản cho thấy, chất lượng tinh trùng của nam giới nước này không có sự khác biệt với nam giới Đan Mạch (một trong những quốc gia có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới).
Lý giải cho tin đồn của dân gian, Tiến sĩ Mark Messina cho biết điều này xuất phát từ yếu tố đậu nành là thực phẩm giàu Isoflavones. Isoflavones, còn được gọi là phytoestrogen, có cấu trúc gần giống estrogen của nữ nên bị lầm tưởng sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố của nam nhưng thực chất Isoflavones không phải là estrogen.
Isoflavones được phân loại chính xác là một thụ thể điều biến estrogen chọn lọc (SERMs). Có nghĩa, SERMs tác động chọn lọc lên mô tế bào. Chúng có tác động tương tự với estrogen trên một số loại mô cụ thể, tác động ngược với estrogen trên một số mô khác, và với một số loại mô lại không có bất kì tác động nào
Tiến sĩ Mark Messina đưa ra nhiều luận cứ khoa học xác thực về việc đậu nành không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý nam giới
Theo Tiến sĩ Mark Messina, Giám đốc Viện Dinh dưỡng Đậu nành Hoa Kỳ, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy không có tác động của đạm đậu nành hay Isoflavones lên nội tiết tố ở nam giới. Cụ thể như sau:
- Kết quả của phân tích tổng hợp các nghiên cứu khẳng định: đậu nành và thực phẩm cung cấp Isoflavones đều không làm thay đổi nồng độ Testosterone khả dụng ở nam giới
- Dùng Isoflavones đậu nành không gây nữ hóa ở nam giới bởi không có bằng chứng nào cho thấy tiêu thụ Isoflavones tác động đến nồng độ estrogen tuần hoàn ở nam giới
- Những nghiên cứu can thiệp ở nhóm nam giới trong độ tuổi từ 18-35 cho thấy Isoflavones không tác động lên tinh trùng và tinh dịch ở 5 khía cạnh: 1) Lượng xuất tinh, 2) Mật độ tinh trùng, 3) Số lượng tinh trùng, 4) Tinh trùng di động, 5) Hình thái tinh trùng
Đáng chú ý, trong một nghiên cứu điều trị trên cặp vợ chồng vô sinh bị tinh trùng ít do suy giảm một phần tinh trùng trưởng thành, kết quả cho thấy Isoflavones có vai trò trong việc điều trị chứng tinh trùng ít. Đây là một tín hiệu mới để khoa học tiếp tục nghiên cứu lợi ích của đậu nành trong lĩnh vực hỗ trợ điều trị vô sinh.
Theo Bác sĩ CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh Dưỡng TP.HCM, tại Việt Nam, tình trạng thiếu vi chất, thừa cân béo phì, các bệnh mạn tính không lây đang là gánh nặng cho y tế, kinh tế - xã hội. Việc can thiệp dinh dưỡng là dự phòng tích cực và hiệu quả. Đậu nành là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất đạm, Isoflavones, chất béo chưa bão hòa, các vitamin, khoáng chất, carbohydrate phức hợp và chất xơ. Nếu áp dụng chế độ hợp lý, thay thế cho các thành phần có nguồn gốc động vật, đậu nành có thể góp phần vào việc phòng ngừa các bệnh mãn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường, ung thư, chống lão hóa… Bác sĩ cũng đưa khuyến cáo của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) là “Sử dụng 25g đạm đậu nành mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch”.
BS.CK 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp khẳng định đậu nành
Như vậy, các nghiên cứu đã chứng minh rõ: Isoflavones không ảnh hưởng đến nội tiết tố của nam giới mà còn góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe. “Hãy nói theo thông tin khoa học thay vì truyền miệng thông tin không chính xác để tất cả mọi người thụ hưởng giá trị dinh dưỡng tốt đậu nành” là thông điệp mà các nhà khoa học gửi đến cho cộng đồng từ hội thảo
Nguon: dan tri